Banner
 
TPHCM: 1.000 tỉ đồng bù lãi vay cho công nghiệp hỗ trợ
Cập nhật: 10/01/2016
Lượt xem: 2323
Sản phẩm xe ô tô do Công ty Samco sản xuất tại TPHCM - Ảnh: Văn Nam

 

Nội dung trên được nêu tại kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2015 – 2020 được UBND thành phố phê duyệt cuối tuần qua.

Theo kế hoạch nói trên, ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, thành phố sẽ bố trí diện tích đất phù hợp để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp.

Trước mắt sẽ thí điểm xây dựng khoảng 100.000 m2 diện tích sàn xây dựng “nhà xưởng cao tầng” để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong đó tại Khu Công nghệ cao bố trí 50 héc ta; khu chế xuất và khu công nghiệp bố trí 369 héc ta đất.

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, thành phố sẽ thí điểm mời gọi các chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm để làm tư vấn, xây dựng cơ chế, chính sách cho thành phố, tư vấn đổi mới công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Song song đó, thành phố sẽ cử các cán bộ quản lý của các sở ngành, viện, trường đi học tập kinh nghiệm, đào tạo tại các nước có công nghiệp hỗ trợ phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…

Mục tiêu được chính quyền thành phố xác định trong 5 năm tới là khuyến khích, thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong bốn ngành trọng yếu gồm: cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - nhựa - cao su, và chế biến tinh lương thực-thực phẩm, và hai ngành truyền thống là dệt may, giày da, góp phần thúc đẩy chỉ số phát triển công nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 tăng 7%/năm.

Theo Cục Thống kê TPHCM, năm 2014, TPHCM có đến 97% doanh nghiệp cơ khí là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ phân bố rải rác trong khu dân cư; 95% doanh nghiệp chế biến tinh lương thực thực phẩm là nhỏ và siêu nhỏ nằm trong và ngoài khu công nghiệp; 88% doanh nghiệp da giày là nhỏ và siêu nhỏ phân bố ngoài khu và cụm công nghiệp; doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong ngành dệt may cũng chiếm tỷ lệ đến 90%. Điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp các ngành công nghiệp quan trọng của thành phố vẫn khá nhỏ lẻ, phân tán và manh mún.

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG
dịch vụ vệ sinh công nghiêpbảo hộ lao độngThuê xe ô tô baytransBayhomes Times City Homestay Apartmentvin